Hán Minh CườngHán Minh Cường Chủ tịch tập đoàn Sgroup Việt Nam

Sớm hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia: Nền tảng cho thị trường BĐS lành mạnh trong nền kinh tế số

Phát biểu trong Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghệ 4.0 được tổ chức vào trung tuần tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đối với Việt Nam, ý thức rõ về cơ hội và yêu cầu, Chính phủ đã chủ động thích ứng, đổi mới để phát triển“.

Việc sớm xây dựng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã cho thấy rất rõ quyết tâm của Chính phủ. “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề ra mục tiêu đến năm 2023 sẽ phát triển Chính phủ số với nhiều dấu mốc cụ thể, trong đó có hoàn thành mục tiêu 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, dân số, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế – xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Trong đó, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải ưu tiên triển khai để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính, hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. 

TS. Hán Minh Cường Chủ tịch HĐQT SGroup

Để làm rõ hơn vấn đề này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với TS. Hán Minh Cường, Chủ tịch HĐQT SGroup, người đã có nhiều năm nghiên cứu và làm việc trực tiếp trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất,…

PV: Thưa ông, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đang thảo luận Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là xây dựng bảng giá đất hằng năm. Khác với khung giá đất trước đây, bảng giá đất hằng năm đã có tính cập nhật hơn, vì vậy nhiều ý kiến kỳ vọng khi Luật sửa đổi được ban hành, giá đất sẽ sát với giá thị trường. Nhưng cũng có ý kiến bổ sung rằng phải dựa trên cơ sở dữ liệu đất đai thì mới có thể đưa ra bảng giá đất chính xác hơn, đúng với giá trị thực. Liệu rằng việc này có khả thi, thưa ông?

TS. Hán Minh Cường: Một bộ cơ sở dữ liệu đất đai dù đầy đủ đến mấy cũng không thể nào một mình nó làm thay đổi hay đưa được giá đất đai về giá trị thật, bởi việc định giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cơ sở dữ liệu về giá đất sẽ chỉ góp phần làm minh bạch hóa thông tin và hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành các chính sách mang tính chất điều tiết. Hay có thể nói, cơ sở dữ liệu là công cụ để giúp việc đưa ra các quyết sách được sát với thực tế thị trường hơn, góp phần đưa giá đất về đúng giá thị thật của nó.

Liên quan đến câu chuyện định giá đất được bàn bạc rất nhiều thời gian qua, tôi cho rằng sẽ rất khó để đưa ra phương pháp định giá đất nếu chỉ đơn thuần dựa vào các quyết định hành chính hay các kỹ thuật khảo sát truyền thống. Muốn định giá đất chính xác nhất có thể thì buộc phải áp dụng công nghệ. Đương nhiên sẽ không thể tuyệt đối chính xác nhưng sẽ là tiệm cận nhất với giá trị thực của đất đai.

TS. Hán Minh Cường Chủ tịch HĐQT SGroup

 

PV: Cụ thể như thế nào thưa ông

TS. Hán Minh Cường: Tôi hiểu rằng có nhiều ý kiến tin rằng khi có cơ sở dữ liệu đất đai sẽ dễ dàng hơn cho việc xây dựng bảng giá đất. Việc này là đúng, nhưng chúng ta đang nói đến câu chuyện dựa trên dữ liệu, dữ liệu chỉ nằm đó thì không có ý nghĩa mà phải phân tích, ở góc độ này máy móc sẽ làm tốt hơn con người.

Nếu ta có một dữ liệu đủ lớn, ví dụ, tập hợp được tất cả giao dịch nhà đất được công chứng trong một khoảng thời gian nhất định tại một khu vực và tất cả dữ liệu về tin rao bán trong cùng khoảng thời gian đó, ta sẽ đối chiếu được tỷ lệ giao dịch thành công và chênh lệch giữa giá rao bán với giá giao dịch trên hợp đồng. Máy tính cũng sẽ phân tích cả các dữ liệu liên quan như chỉ số giá tiêu dùng, tình hình lạm phát, cả các biến động về chính sách và tác động của các hạ tầng kỹ thuật mới… có thể ảnh hưởng như thế nào đến giá nhà đất.

Khi dữ liệu đủ lớn, được ghi trong thời gian đủ dài, ta sẽ nhìn thấy dao động giá đất rất rõ ràng, trong khu vực tham chiếu và cả khu vực lân cận, giá đất sẽ dịch chuyển theo sự vận động của thị trường, sẽ cho thấy ngay giá đang tăng hay đang giảm theo xu hướng chung. Lúc đó, không thể nào có chuyện thị trường đang đi lên, giá đất đang đi lên mà khu đất A lại được bán với giá quá thấp so với thị trường hay so với giao dịch trước đó của chính khu đất A này được.

Như vậy, công nghệ phân tích dữ liệu phần nào đã xác định được giá nhà đất tại khu vực nghiên cứu, tránh tối đa được câu chuyện “hai giá” khi giao dịch đất đai đang diễn ra rất phổ biến hiện nay. Vừa hạn chế được thất thu thuế, vừa có được cơ sở dữ liệu sạch về giá giao dịch đất đai.

Bởi vậy phải khẳng định, công nghệ phải đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ làm sạch dữ liệu đầu vào của cơ sở dữ liệu đất đai và đưa giá đất tiệm cận giá trị thật.

TS. Hán Minh Cường Chủ tịch HĐQT SGroup

PV: Về phía các địa phương thì sao thưa ông? Ngoài việc phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia có làm gia tăng cơ hội phát triển cho các tỉnh, thành?

T.S Hán Minh Cường: Cơ sở dữ liệu đất đai công khai minh bạch góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của các địa phương. Trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có một số chỉ tiêu rất cụ thể về Tiếp cận đất đai, sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Cạnh tranh bình đẳng;… Khi một địa phương sớm xây dựng xong và công khai bộ cơ sở dữ liệu đất đai, nhà đầu tư đến họ thấy thông tin tại đây minh bạch, chính xác, tiếp cận đất đai thuận lợi, dễ dàng thì chắc chắn họ sẽ muốn đầu tư hơn là với những địa phương mà thông tin không rõ ràng, đất đai khó tiếp cận. 

Việc thông tin không minh bạch còn dẫn đến một tình trạng rất nhức nhối ở nhiều địa phương thời gian qua đó là đất bị thổi giá ảo rất cao, không đúng với thực tế, vì vậy các doanh nghiệp rất e ngại khi đầu tư. Bởi giá đất một khi đã bị thổi lên cao thì rất khó có công cụ nào có thể đưa lại được về giá trị thật. 

Vậy nên nếu các địa phương sớm nhìn ra được điều này, sớm đưa ra được cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương mình để doanh nghiệp và người dân tiếp cận thì sẽ thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư, và đồng thời gia tăng tính cạnh tranh giữa các địa phương. 

Nguồn: reatimes.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

@Hán Minh Cường on Instagram
This error message is only visible to WordPress admins

Error: No feed with the ID 1 found.

Please go to the Instagram Feed settings page to create a feed.

Press ESC to close